0
Sau gần 3 tháng triển khai, chiều ngày 1/9, Sở Du lịch TPHCM đã chính thúc khai trương tuyến du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Theo đó, lộ trình tuyến du lịch dài khoảng 4,5 km đi qua các địa bàn quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh và quận Phú Nhuận. Du khách tham quan sẽ có hai lựa chọn: Với sản phẩm cao cấp sẽ có 10 chiếc thuyền phụng (Gondola) có sức chứa trung bình từ 2 đến 6 người/chiếc cùng 1 người chèo thuyền, trên thuyền có phục vụ nước uống và âm nhạc; với sản phẩm số đông là thuyền chống có sức chứa đến 20 khách (phục vụ cho khách nhóm) cùng 1 thuyết minh viên và 1 nhân viên chống thuyền.

Trên tuyến du lịch, đơn vị đầu tư xây dựng 2 nhà ga, du khách có thể mua vé ngay tại nhà ga hoặc mua tại các công ty du lịch hoặc tại các khách sạn, nhà hàng...
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trương của thành phố là tập trung đầu tư phát triển các tuyến du lịch đường thủy nhằm khai thác lợi thế về loại hình du lịch sông nước. Việc khai trương tuyến tuyến du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ tạo thêm một sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách khi đến với TPHCM, góp phần thúc đẩy ngành du lịch thành phố phát triển.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Giám đốc sở Du lịch TPHCM cho biết, từ một dòng sông nước đen ô nhiễm đến nay kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè  đã đổi thay thành một dòng kênh xanh, thoáng mát với những cảnh quan hai bên dòng sông được cải tạo đẹp, văn minh.
Tuyến du lịch bằng thuyền trên dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ đem đến cho người dân thành phố và du khách trong và ngoài nước một sản phẩm du lịch mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của thành phố, đồng thời giúp du khách có thể tìm hiểu thêm về văn hóa, phong tục của người dân thành phố qua các cảnh sinh hoạt hai bên dòng kênh.
Dự kiến giá vé cho mỗi khách từ 110.000 - 220.000 đồng.

1-b8010
Từng được mệnh danh là dòng kênh bẩn nhất Sài Gòn với những khu nhà ổ chuột hai bên bờ, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được hồi sinh sau gần 20 năm. Để làm sạch nơi này, từ năm 1993, thành phố đã giải tỏa hàng nghìn căn nhà lụp xụp hai bên bờ.
2-b8010
Chiều 1/9, Sở Du lịch phối hợp với Sở Giao thông Vận tải TP HCM khai trương tuyến du lịch đường thủy nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Đây là sản phẩm mới mà ngành du lịch TP HCM triển khai.

3-b8010
Tuyến du lịch đường thủy này sử dụng thuyền phụng, trang trí đẹp, phù hợp với cảnh quan và đậm đà bản sắc Việt Nam. 

4-b8010
Mỗi thuyền có sức chứa trung bình từ 2 đến 6 khách, trang bị phao cứu sinh. Thuyền còn có mái che, người lái và một thuyết minh viên.
5-b8010
10 thuyền phụng được đưa vào khai thác dịp này. Ngoài ra, đơn vị khai thác cũng đưa vào hoạt động hai chiếc thuyền chống sào có sức chứa từ 7 đến 20 người. Khách có thể mang đồ ăn uống lên để sử dụng trong khi du ngoạn.
6-b8010
Lộ trình tuyến du lịch trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài 4,5 km, đi qua các địa bàn quận 1, 3, Bình Thạnh và Phú Nhuận. Khách có thể mua vé  tại hai nhà ga (quận 1 trên đường Hoàng Sa, cạnh chân cầu Thị Nghè và quận 3, trên đường Hoàng Sa, gần chùa Chantaransay). Giá vé dự kiến khi đi vào khai thác là 220.000 đồng/người.
7-b8010
Tham gia tour du lịch đường thủy này, du khách sẽ được tham quan TP HCM văn minh, hiện đại với khung cảnh êm đềm hai bên dòng kênh.
9-b8010

9-b8010

10-b8010

Chiếc thuyền sẽ được người lái thuyền chèo ngược xuôi theo dòng kênh, đưa du khách thưởng ngoạn khung cảnh thành phố kết hợp với thưởng thức âm nhạc dân tộc.

11-b8010

12-b8010
Sau hơn một giờ du ngoạn trên kênh, thuyền đưa khách cập bến trên thượng nguồn (đoạn gần chùa Chantaransay). Một hình ảnh khiến nhiều người liên tưởng đến vùng sông nước miền Tây tấp nập thuyền ghe qua lại.
Nguồn và hình ảnh: Zing
Du lịch đường sông được xác định là một trong những sản phẩm chiến lược trong định hướng phát triển ngành du lịch TPHCM. Với cảnh quan thiên nhiên đặc sắc dọc hai bờ sông Sài Gòn, cùng những dòng kênh uốn lượn bao bọc khu vực nội đô, TPHCM có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này.
Theo "Chiến lược phát triển du lịch đường sông TPHCM giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020", TPHCM đặt mục tiêu đẩy tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch đường sông mỗi năm khoảng 20%, doanh thu tăng mỗi năm 30%... đến 2020, phát triển du lịch đường sông thành sản phẩm du lịch chủ lực của TPHCM.
Dự kiến, trong năm nay, thành phố sẽ cải tạo và xây mới 45 bến đỗ, cầu tàu, nhà chờ… tổ chức kết nối đường bộ tới các điểm thăm quan; phát triển 65 điểm tham quan du lịch tại các quận, huyện có tuyến du lịch đường sông; xây dựng 3 điểm du lịch cộng đồng tại các huyện Củ Chi, Cần Giờ…

Đăng nhận xét

Tour lạ

 
Top